Bị Bệnh Vảy Nến Ở Mí Mắt Thì Chữa Trị Thế Nào

Bị Bệnh Vảy Nến Ở Mí Mắt Thì Chữa Trị Thế Nào

Bệnh vảy nến ở mí mắt hay ở những điểm khác trên cơ thể đều gây ra sưng đỏ, đau nhức, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của bệnh nhân. Vì thế, hiểu rõ về bệnh sẽ giúp cho bạn phát hiện được sớm và khắc phục nhanh tình trạng của mình.

VẢY NẾN LÀ BỆNH GÌ?

Bệnh vảy nến ở mí mắt là bệnh da mãn tính thường hay xuất hiện và sau đó tự hết. Những tế bào da đặc biệt da ở vùng mí mắt tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Cơn bùng phát bệnh thường xảy ra do những vết thương nhỏ, khi bạn bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô, bạn bị béo phì hoặc mắc phải những bệnh tự miễn khác. Đôi khi, vẩy nến có thể xuất hiện mà không có một lí do rõ ràng.

Bị Bệnh Vảy Nến Ở Mí Mắt Thì Chữa Trị Thế Nào
Bị Bệnh Vảy Nến Ở Mí Mắt Thì Chữa Trị Thế Nào

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VẢY NẾN Ở MÍ MẮT

Tương tự những bệnh vẩy nến khác, hiện nay, chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra vảy nên ở mí mắt. Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ ra rằng, sự suy giảm của hệ thống miễn dịch là yếu tố hàng đầu gây bùng phát bệnh. Vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch nhận diện nhầm và tấn công vào những tế bào biểu bì khỏe mạnh, dẫn đến sự tăng sinh và chết đi một cách nhanh chóng, nhưng chưa kịp bong ra mà xếp chồng lên nhau, gây nên tình trạng da bị sưng đỏ, đóng vảy trắng bạc.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò hình thành nên bệnh vẩy nến ở mí mắt, tuy nhiên, thường là sau một kích thích từ môi trường sẽ làm cho bệnh thực sự bùng phát. Những yếu tố này bao gồm: Nhiễm trùng, cháy nắng, thay đổi thời tiết một cách đột ngột, tổn thương da do chấn thương, vết cắn hoặc xăm mình, tác dụng phụ của một số loại thuốc,…

VẢY NẾN Ở MÍ MẮT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Liên hệ để nhận khuyến mãi

chat trực tuyến trên facebook chat trực tuyến trên zalo

Bệnh vảy nến ở mí mắt có thể nguy hiểm và gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe hơn vì da ở khu vực mí mắt khá là nhạy cảm. Những triệu chứng bệnh có thể xuất hiện như:

– Mảng đỏ có vảy quanh mí mắt gây đau, rát, ngứa

– Lông mi chạm vào mắt gây khó chịu.

– Vảy giống như gàu bong ra và dính vào lông mi

– Cảm thấy đau khi cử động mắt.

– Viêm có thể dẫn đến sưng, làm cho lông mi cọ sát vào nhãn cầu.

Nếu tình trạng này tiếp diễn trong một thời gian dài, các cạnh của mí mắt có thể hướng lên hoặc là hượng xuống, làm cho người bệnh cực kỳ khó chịu và vướng víu.

Trong một số ít trường hợp, mảng đỏ có thể ảnh hưởng đến mắt, dẫn đến viêm màng bồ đào, khô, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra suy giảm thị lực nghiệm trọng, thậm chí dẫn đến bị mùa lòa.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU BỆNH VẢY NÊN Ở MÍ MẮT

Các dấu hiệu bệnh vảy nến có thể khác nhau ở nhiều người, bao gồm một hoặc các triệu chứng sau:

  • Vẩy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng;
  • Có thể xuất hiện những vết nứt đau;
  • Da khô, nứt, có thể chảy máu;
  • Ngứa, đỏ da và lở loét da;
  • Sưng và cứng khớp.

Ngoài vẩy nên ở mí mắt thì vẩy nến còn xuất hiện ở cùi chỏ, đầu gối, bàn tay, ngực, bàn chân, phần lưng dưới và những nếp gấp giữa ở bụng là những nơi người bệnh thường thấy bệnh xuất hiện. Móng tay và móng chân là những nới thường bị tổn thương nhất. Ngoài ra còn xuất hiện viêm da cơ địa bạn cần có biện pháp phòng ngừa, 25% người bệnh có triệu chứng viêm khớp nặng hơn khi bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng.

Có thể có những triệu chừng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về những dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN Ở MÍ MẮT

Tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh để có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau, giúp khắc phục nhanh những triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng trên mắt, bao gồm: Thuốc bôi ngoài da, thuốc tác dụng toàn thân, liệu pháp sinh học và biện pháp khắc phục tại nhà.

Điều trị toàn thân

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc phản ứng với những phương pháp điều trị khác. Người bị bệnh vảy nến ở mí mắt có thể được chỉ định thuốc uống hoặc tiêm toàn thân. Một số nhóm thuốc phổ biến như methotrexate, Retinoids, steroid đường uống,… Những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như: Suy thận, viêm loét dạ dày hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch bị ức chế trong thời gian dài

Điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi

Phương pháp này sẽ giúp làm dịu ngay những tổn thương trên mí mắt, giảm bong vảy, làm sạch, mềm da. Tuy nhiên, vùng mí mắt chỉ có một lớp da mỏng, rất dễ bị tổn thương nên cần lựa chọn loại thuốc phù hợp. Thuốc mỡ protopic hoặc kem elidel thường được áp dụng do có khả năng gây ức chế miễn dịch, giúp quá trình điều trị bệnh vảy nên quanh mắt mà không gây tăng nhãn áp (như nhóm thuốc corticoid đã có thời gian dài được sử dụng những có tác dụng phụ này mà hiện này không còn được khuyến khích dùng nữa).

Liệu pháp sinh học

Biện pháp này được áp dụng cho bệnh nhân vảy nến trung bình hoặc nặng bằng cách tiêm những loại thuốc sinh học, điều chế từ protein. Một số loại thuốc phổ biến như:

– Alefacept (amevive): Thuốc được công nhận là mang lại hiệu quả điều trị cao, nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Viêm mũi, đau đầu, ngứa, tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có thể xuất hiện những tình trạng như giảm bạch cầu, nhiễm trùng nặng, suy gan.

– Efalizumab (raptiva): Đây là loại thuốc sinh học được cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận năm 2003. Efalizumab chỉ sử dụng để điều trị những trường hợp bệnh vảy nên mảng vừa, nặng và kéo dài dai dẳng. Người bệnh dùng thuốc Efalizamab thường xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, nhiễm trùng, mệt mỏi, người lạnh run hoặc bị sốt.

– Etanercept: Được dùng để điều trị vảy nến thể mảng mức độ vừa và nặng. Có thể sử dụng cho tình trạng viêm khớp vảy nến. Etanercept có thể gây ra các phản ứng tại chỗ như ho, nhức đầu. Nặng hơn là nhiễm trùng, thiếu máu, giảm bạch cầu, suy tim,…

– Nhóm ức chế TNF: TNF là nhóm thuốc bao gồm etanercept, adalimumab, infliximab, có tác dụng tối ưu trong suốt quá trình điều trị tình trạng viêm trong bệnh vảy nến. Tuy nhiên, cần thật cẩn trọng khi sử dụng vì nó có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước những bệnh như nhiễm trùng và ung thư.

Xem thêm: Bấm mí Perfect

Biện pháp khắc phục tại nhà

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh, bạn cũng có thể giúp cải thiện nhanh những triệu chứng với một số biện pháp khắc phục tại nhà. Cụ thể như sau:

– Nhẹ nhàng rửa mí mắt bằng nước mát để làm dịu da, tránh nước nóng, vì có thể làm khô da và làm các triệu chứng thêm trầm trọng. Nên lựa chọn những loại dầu gội, sữa rửa mặt có thành phần từ thiên nhiên, tránh những chất có khả năng gây ra kích ứng với da vùng mắt.

– Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, C, E, omega 3,… có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm tốt như: Bưởi, cam, kiwi, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt, giá đỗ, cá biển,…

– Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay, nồng, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn. Tránh hút thuốc, sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.

Hy vọng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc về bệnh vẩy nên ở mí mắt, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để phòng tránh và chữa bệnh vẩy nến ở mí măt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *